Hiện nay, trồng cây trong nhà đã và đang trở thành xu thế của nhiều gia đình hiện nay trong đó có cả cây lưỡi hổ. Lưỡi hổ là một loại cây có rất nhiều lợi ích cả trong tâm linh, phong thủy, khoa học và lẫn y học. Hãy cùng Thế Giới Làm Vườn tìm hiểu về cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà chuẩn cùng chuyên gia qua trong bài viết dưới đây nhé.

Cây lưỡi hổ là loại cây gì?

Cây lưỡi hổ có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, đây là loại thực vật có hoa, họ măng tây với 70 loài khác nhau như lưỡi hổ vằn, lưỡi hổ vàng, lưỡi hổ đỏ…

Lá cây lưỡi hổ có thể mọc thẳng đứng lên trời, dài và thon nhỏ ở phía hai đầu. Lá có màu xanh ở phía mép lá màu vàng cùng bề mặt trơn tru. Đây là loại cây ưa sáng nhưng cũng có thể chịu bóng mát phần thích hợp trồng trong nhà hay ở ban công, dưới bóng cây,…đặt biệt cây có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng.

Ở nước ta, lưỡi hổ được sử dụng để trang trí, làm cảnh và được nhiều gia đình yêu thích vì ý nghĩa phong thủy cũng như công dụng của nó.

Cách Trồng Cây Lưỡi Hổ Đúng Kỹ Thuật Tại Nhà

Trồng cây lưỡi hổ ở trong nhà có tốt không?

Ngoài ý nghĩa mang tính phong thủy thì theo nghiên cứu khoa học cho thấy cây lưỡi hổ nếu được trồng ở trong nhà thì nó có thể giúp lọc sạch không khí và hấp thụ lên nhiều loại khí độc, trong đó có cả các tác nhân gây ra bệnh ung thư, mang đến một không gian sạch sẽ cho ngôi nhà của bạn.

Trung bình cứ 75m2 diện tích căn phòng thì sẽ cần 1 cây lưỡi hổ 4 lá để có thể giữ cho không gian căn phòng luôn được trong lành. Chưa hết thì loài cây này còn được sử dụng để làm vị thuốc chữa các chứng bệnh ho, khàn tiếng, viêm họng, viên tai có mủ…

Các cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh

Khi mua cây lưỡi hổ về thì bạn cần tiến hành tách cây rửa sạch để các đất bám ở trên phần rễ. Sau đó tiến hành cho phần rễ trong nước 20 phút, tiếp tục rửa thêm vài lần cho đến khi rễ sạch đất. Cắt tỉa những phần rễ già, những chiếc lá bị úa trước khi tiến hành cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước. Mục đích khi trồng trồng thủy sinh chính là chúng ta có thể ngắm được cả bộ rễ nên vì thế sẽ rất mất thẩm mỹ nếu như cây chưa được làm sạch bùn đất.

Cách Trồng Cây Lưỡi Hổ Đúng Kỹ Thuật Tại Nhà

Sau khi trồng cây lưỡi hổ, bạn có thể áp dụng các cách chăm sóc cây lưỡi hổ để cây luôn được xanh tốt. Trước hết, bạn cần phải đặt cây ở những nơi có ánh sáng chiếu vào. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay nước cho cây, tần suất khoảng 1 tuần hay thay khi thấy nước ở trong bình thủy sinh bẩn đục.

Tuy nhiên, khi đến mùa đông, bạn có thể thay nước với tần suất thưa hơn. Khi thay nước bạn có thể tỉa các rễ già với các chiếc lá úa.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá với đất

Ngoài cách trồng cây lưỡi hổ thuỷ canh, bạn có thể áp dụng cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá ở trong đất.Để trồng cây lưỡi hổ bằng lá thì bạn cần đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, chậu trồng có lỗ thoát nước, lá cây lưỡi hổ.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá thì bạn cần lựa chọn lá lưỡi hổ khỏe mạnh, không có sâu bệnh, để bên ngoài trong vòng 2 ngày sau khi cắt từ cây mẹ. Sau đó, bạn có thể cắm nhẹ lá xuống chậu đất để được chuẩn bị sẵn. Bạn có thể pha thêm thuốc để có kích rễ với nước để có thể tưới cây, khoảng 10 ngày 10 ngày bạn tưới nước hỗn hợp này cho lá cây lưỡi hổ 1 lần. Khoảng 1 tháng, cây sẽ ra rễ và 4 tháng sau, lá có thể phát triển cây hoàn chỉnh.

Để cây phát triển tốt thì bạn cần để cây ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào, ngoài ra khi cây khô đất thì bạn nên tưới nước cho cây.

Cách Trồng Cây Lưỡi Hổ Đúng Kỹ Thuật Tại Nhà

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Sầu Riêng Và Cách Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Non

Lưu ý các bệnh mà cây lưỡi hổ thường gặp

  • Lưỡi gốc gặp bệnh thối gốc, đốm nâu ở trên lá: Do dư nước
  • Lá lưỡi hổ bị mềm và thâm đen: Do nhiệt độ quá thấp
  • Ngọn lá bị khô, xuất hiện các mảng nâu rải rác: Do ánh nắng chiếu vào trước tiếp vào hay thông qua cửa kính
  • Lá cây bị nhạt màu hay mất đi sự pha trộn: Do thiếu ánh sáng
  • Lá con quá mềm: Do bạn bón phân quá nhiều, cần giảm bớt ở trong một thời gian.

Hướng dẫn chăm sóc cây lưỡi hổ sau khi trồng

Tưới nước

Cây lưỡi hổ là loài cây ưa khô nên bạn không cần phải tốn công tưới nước quá nhiều. Bạn có thể tưới cây 1-2 lần/tuần vào mùa khô, còn vào mùa mưa thì bạn có thể dựa vào điều kiện thời tiết để tưới nước.

Bón phân

Thực tế thì cây lưỡi hổ không có yêu cầu quá nhiều về phân bón. Tuy nhiên, bạn cũng nên bón thúc cho cây 1 tháng 1 lần bằng phân có chứa chất Potassium hay phân hữu cơ như phân chuồng hoai, phân trùn quế…. Nên bón cách gốc cây khoảng 10cm để cây lưỡi hổ có thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.

Cách Trồng Cây Lưỡi Hổ Đúng Kỹ Thuật Tại Nhà

Cần thay chậu khi cây lưỡi hổ phát triển lớn

Sau 1-2 năm trồng thì rễ cây đã phủ hết chậu thì lúc này bạn cần tiến hành thay chậu cho cây, khoảng thời gian từ mùa xuân đến đầu mùa hạ chính là khoảng thời gian tốt để bạn có thể tiến hành thay chậu. Bạn có thể tách bớt cây ra khỏi chậu để có thể tăng không gian dinh dưỡng cho cây.

Với những chia sẻ trên đây, Thế Giới Làm Vườn hy vọng sẽ giúp bạn có thể nắm rõ cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ tại nhà. Nếu bạn đang cần chậu nhựa trồng cây lưỡi hổ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.