Trồng và chăm sóc
Rau trên sân thượng

Với chỉ 3-5 mét vuông sân thượng, cùng với niềm đam mê, quyết tâm và chút kiến thức liên quan tới việc trồng và chăm sóc rau trên sân thượng chúng ta hoàn toàn có thể cung cấp đủ lượng rau cần thiết cho bữa ăn hàng ngày.

Một số loại rau thường được trồng trên sân thượng bao gồm rau gia vị (ớt, húng, mùi…) rau ăn lá như mùng tơi, rau muống, rau dền, và đặc biêt các loại rau ăn củ, rau leo giàn như mướp, bầu – bí, cà tím, cà chua…

Đăng Ký Ngay
Ky thuat trong va cham soc rau gia vi

Đặc điểm nhiệt độ, gió, nước khi trồng rau trân sân thượng

Ky thuat trong va cham soc rau gia vi 1

  • Nhiệt độ trên sân thượng: 

Là nơi tiếp xúc với gần mặt trời nhất nên khu vực sân thượng là nơi có nhiệt độ khá cao, có thể lên đến 50 – 60 độ C vào thời điểm mùa hè nên việc giảm một phần nhiệt lượng cho khu vực trên sân thượng trước khi trồng cây rất quan trọng. Trên thực tế, có một số loại cây vẫn có thể trồng được trong điều kiện nhiệt độ cao, tuy nhiên việc làm màng lưới che cho cây sẽ giúp cây phát triển được tốt hơn, đa dạng được các loại cây trồng, đặc biệt là các loại rau ăn lá. 

Hiện nay, phương pháp đơn giản, dễ áp dụng nhất và tiết kiệm thời gian  là dùng lưới che nắng có độ cắt nắng từ  50 – 70% phủ kín hoặc 50% diện tích sân thượng tùy theo loại cây bạn muốn trồng. Ngoài việc giảm nhiệt lượng cho sân thượng, một số loại lưới che nắng còn có khả năng chống tia UV.

  • Gió trên sân thượng:

Ở vị trí càng cao, tốc độ gió sẽ càng lớn, đặc biệt là vào những ngày mưa. Đa phần các loại rau ăn lá ngắn ngày có rễ thuộc dạng chùm, không bám sâu vào trong đất, trong trường hợp có gió sẽ dễ khiến cây bị đổ, dập lá, vì vậy che chắn để cây phát triển tốt, hạn chế đổ ngã là điều cần thiết. 

Một hàng rào chắn gió tự nhiên bằng các loại cây hoặc nhân tạo bằng lưới, nilon là một biện pháp tốt. Với hàng rào tự nhiên, có một số loại cỏ như cỏ voi, cỏ lau,… cao đến 3m hoặc một số loại cây gỗ như trắc bách diệp, tre, trúc, hoa nguyệt quế,..  xung quanh khu sân thượng vừa có tác dụng  trang trí vừa tạo một rào chắn bảo vệ cây.

Rào chắn gió nhân tạo bằng các loại màng nilon, lưới chắn cũng sẽ giúp cản lực gió đến 50%.

  • Nước tưới trên sân thượng:

Nước là một yếu tố thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một vườn rau xanh tốt, vì các loại rau ăn lá cần được tưới nước hàng ngày để chúng phát triển và cho chất lượng tốt. Tuy nhiên, do ở vị trí cao, nước khi dẫn từ mặt đất lên sẽ chịu một lượng nhiệt lớn, nguồn nước thỉnh thoảng sẽ bị đứt đoạn do lực dẫn không đủ, đồng thời nguồn vi sinh vật tự nhiên phần lớn sẽ bị tiêu diệt.

Mưa cũng là một nguồn cung cấp nước cho việc trồng rau trên sân thượng được thuận tiện hơn, tuy nhiên ở đô thị, nguồn nước mưa đôi khi không bảo đảm để tưới cho cây do khi mưa xuống cuốn theo nhiều chất làm nước mang tính axit như CO, SO2, NO.. Một phần, áp lực giọt bắn khi mưa xuống cũng sẽ làm cây bị hư hỏng.

Với tình trạng như vậy, sử dụng các thiết bị tưới tự động, thiết bị tăng áp suất bơm nước, lọc nước, để đảm bảo nguồn nước cho vườn sân thượng là biện pháp tối ưu. Đồng thời, các phương pháp chắn nhiệt, chắn gió cũng giúp giảm lực bắn của mưa một cách hiệu quả.

Hướng dẫn chi tiết Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau trên sân thượng

Ky thuat trong va cham soc rau gia vi 2

Thời vụ trồng rau trên sân thượng:

Mùa vụ rau phụ thuộc chủ yếu vào ngưỡng chịu nhiệt, ở những vùng mát mẻ như Đà Lạt, Mộc Châu, Sapa, Măng Đen,.. thì có thể trồng được hầu hết tất cả các loại rau mà vùng khác không thể, vì vậy, các vùng còn lại đa phần sẽ trồng rau theo từng mùa vụ. Ở miền Nam, một số loại rau có thể trồng được ở sân thượng vào mùa hè/quanh năm như:

  • Các loại rau ăn lá: các loại cải, rau dền, mồng tơi, rau đay, rau quế, xà lách, ngò gai, hành lá, rau muống, ngót nhật, tía tô, rau răm, rau muống, hành lá,…
  • Các loại ăn củ – quả: cà pháo, đậu bắp, ớt, chà chua, cà tím quả dài,…
  • Các loai ăn quả dạng dây leo: bầu, bí, đậu rồng, mướp, dưa leo, khổ qua,…
  • Các loại cây ăn trái ghép: mận, ổi, sơ ri,..

Ngoài các loại rau như trên, ở miền Bắc, có thể trồng thêm các loại sau và vụ thu đông hoặc đông xuân: bắp cải, củ cải trắng, đỏ, canh, cải thảo, su hào, súp lơ, cải kale, cải xoong, các loại xà lách, cải cúc, cải bó xôi, cầu vồng, cà rốt,…

Chọn giống rau trồng trên sân thượng:

Tùy vào từng loại mà chọn trồng từ hạt giống hoặc cây giống. Tuy nhiên, cần phải chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng: sạch bệnh, tỉ lệ nảy mầm cao. Có một số loại có thể gây giống bằng cành như một số rau gia vị.

Đất trồng các loại rau trên sân thượng:

Các loại rau là giống ngắn ngày, bộ rễ nông nên đất xốp giúp bộ rễ phát triển nhanh hơn, đất cứng hoặc quá chặt sẽ khiến không khí lưu thông kém, dẫn tới cây hấp thụ oxi từ rễ kém, vì vậy việc hấp thụ dinh dưỡng và oxi kém làm rau còi cọc, nhanh già.

Phân bón:

Dinh dưỡng cung cấp cho cây từ nhiều nguồn: đất, không khí, tàn dư thực vật… và từ phân vô cơ, phân hữu cơ bổ sung từ quá trình bón lót, bón thúc. Ở nơi có nhiệt độ cao như sân thượng, thường các vi sinh vật phân giải các chất sẽ dễ bị tiêu diệt vào mùa hè, vì vậy nên bổ sung phân bón thường xuyên cho cây.

Các loại phân bón cho cây có thể sử dụng: các loại hữu cơ sinh học đã ủ hoai: phân bò, trùn quế, phân gà, phân dê, phân dơi,..Hoặc các loại phân vô cơ: NPK, DAP, Ure, Super lân, Kali,..

Các loại phân hữu cơ, phân lân, kali dùng bón lót trong khi làm đất. Phân đạm có thể bón thúc nhiều lần. Do có thời gian thu hoạch ngắn, ăn lá và thu nhiều lần nên cần có chế độ bón phân hợp lí, cân đối và phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh:

Hầu hết các loại rau ăn lá đều sẽ xuất hiện các loại sâu bệnh gây hại bởi đặc tính “ thơm ngon” khi cây còn non. Các loại sâu bọ thường gặp như: sâu xanh, sâu tơ, sâu vẽ bùa, sâu xám, bọ nhảy, rệp, nhện đỏ,…Các loại bệnh: bệnh Clubroot, bệnh đốm đen, héo xanh, rỉ sắt, phấn trắng, sương mai, thán thư, vàng lá, thối nhũn,…

Để phòng trừ sâu bệnh cần áp dụng một số biện pháp phòng trừ như: làm đất, mùa vụ thích hợp, vệ sinh sạch sẽ nơi trồng, sử dụng thiên địch, nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì nên dùng các loại có trong danh mục được phép sử dụng trên cây rau. Ưu tiên phun các loại thuốc có nguồn gốc vi sinh, thảo mộc. Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch theo đúng hướng dẫn trên bao bì.

GỢI Ý CHỌN CHẬU TRỒNG RAU TRÊN SÂN THƯỢNG

Với các yếu tố thời tiết “ khắc nghiệt” hơn so với ở dưới mặt đất, việc chọn chậu trồng rau cũng cần lưu ý các yếu tố: bền, ít hấp thu nhiệt, thoát nước tốt, gọn nhẹ, có tính thẩm mỹ. 

Các loại rau ăn lá có thời gian thu hoạch ngắn, các loại rau gia vị cần không gian phát triển nhanh và rộng, các loại cây dây leo cần phát triển rễ sâu và mạnh. Vì vậy  tùy theo đặc tính của từng loại cây để chọn mua chậu cho phù hợp.

Các loại chậu tầng, chậu nhựa PY, chậu tự tưới là những gợi ý tốt đối với cây trên sân thượng.

-20%
2.000 40.000 
-10%
60.300 139.500 
-8%
New
55.000 

CHỌN PHÂN BÓN, ĐẤT TRỒNG RAU

1. CHỌN ĐẤT TRỒNG RAU SÂN THƯỢNG

Đất trồng rau trên sân thượng phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn bên ngoài. Các loại đất trồng, hoặc giá thể phải đảm bảo các yếu tố : sạch, thoát nước tốt, đầy đủ dinh dưỡng cơ bản,…ngoài ra, ở trên sân thượng cần đất có độ chặt hơn một chút để các cây lớn có thể bám rễ vững. Đất tốt thì cây mới có thể sinh trưởng phát triển tốt.

Đất Organic trồng rau Tropical Pro với hàm lượng lớn đất đỏ bazan giữ dinh dưỡng, bổ sung mùn hữu cơ tăng hàm lượng dinh dưỡng cho rau ăn lá, rau củ, thân leo.

Đất Organic trồng rau Tropical Pro dùng hoàn toàn nguyên liệu sạch có kiểm soát và tối ưu, nguồn gốc tự nhiên, bổ sung đạm từ phân bò ủ hoai, bổ sung men vi sinh giúp cây dễ hấp thụ dinh dưỡng từ đất.

KHÔNG sử dụng mùn rác sinh hoạt hoặc bùn sông.

2. CHỌN PHÂN BÓN CHO RAU TRỒNG SÂN THƯỢNG

Từ giai đoạn cây bắt đầu sinh trưởng, bén rễ, ra lá thật, các cây cần các chất dinh dưỡng để hấp thụ, chuyển hóa nuôi các bộ phận của cây. Ở giai đoạn đầu, để hoàn thiện bộ rễ, phát triển thân, lá, cây luôn cần sự có mặt của 3 chất quan trọng là: N, P, K,.. để phát triển toàn diện. Vì vậy, trộn 1 lượng nhỏ các phân hữu cơ loại  như phân bò, phân trùn quế vào trong giá thể sẽ giúp cây có nền phát triển tốt.

Khi cây được khoảng 2 tuần, lúc này cây phát triển mạnh hơn, các bộ phận thân lá phát triển mạnh nhất nên cần được bổ sung hàm lượng nito cao hơn. Tưới phân dạng lỏng có chứa đạm cao như: đạm cá, phân gà, …cho các loại rau ăn lá ngắn ngày, bón định kì 1 – 2 lần/1 tuần, hạn chế bón phân trước ngày thu hoạch tối thiểu 3 – 7 ngày. Còn với các loại cây dây leo, cây ăn trái, ngoài đạm cá, phân gà, bón thúc thêm 1 lượng nhỏ phân trùn quế hoặc phân bò. (Tham khảo danh mục Phân bón – dưỡng chất).

Với các loại cây ăn quả, ăn củ, đến giai đoạn ra hoa kết trái, tạo củ, ngoài tăng hàm lượng phân Kali, các loại phân trung vi lượng như Fe, Mg, Mo, Ca, Bo, S, cũng cực kì quan trọng, như Ca – Bo sẽ giúp bền hoa, tỉ lệ đậu trái, trái ít bị dị tật,…cao hơn. Sử dụng phân có chứa Kali + vi lượng như: dịch chuối humic, chế phẩm đậu nành humic,.. pha loãng bón 2 lần/1 tuần.

Ngoài ra, bón thúc thêm 1 lượng nhỏ phân trùn quế, phân bò sẽ giúp cho giá thể thêm tơi xốp, các loại cây ăn củ sẽ cho chất lượng củ tốt.

Trên sân thượng có nhiệt độ cao, nên phủ 1 lớp rơm/xơ dừa trên bề mặt để tránh thoát hơi nước cao, thất thoát phân bón.

TƯỚI NƯỚC CHO RAU TRỒNG TRÊN SÂN THƯỢNG

Các loại rau hầu như cần phải đảm bảo lượng nước hàng ngày nên việc duy trì một chế độ tưới thường xuyên, đồng thời vì ở trên cao nên  đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng.  Việc này đòi hỏi một hệ thống tưới đáp ứng được một số yêu cầu sau:

  • Tưới thường xuyên và chủ động. Hệ thống tưới tự động được lên lịch trình săn được gợi ý lắp đặt cho khu vườn của bạn. Hệ thống tưới tự động này thường bao gồm Hẹn giờ tưới tự động, hệ thống đường ống và thiết bị tưới như đầu nhỏ giọt hoặc béc phun sương.
  • Tưới nhỏ giọt giữ ẩm cho đất. Ở trên sân thượng, việc chống thấm nước xuống phía dưới là một việc rất quan trọng, đồng thời các loại cây cũng rất nhanh bị mất nước nên tưới nhỏ giọt giữ ẩm cho đất được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng giúp cung cấp lượng nước vừa đủ ẩm, đồng thời rất tiết kiệm nước và không làm văng nước hay đất trồng ra sàn nhà.

VẬT TƯ TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU TRỒNG TRÊN SÂN THƯỢNG

Thế giới làm vườn xin giới thiệu một số vật dụng phổ biến cho việc trồng, chăm sóc rau trên sân thượng.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Tôi có thể tự trộn đất trồng rau trồng trên sân thượng được không?

Hầu hết các loại rau ăn lá, rau củ quả đều sống trên đất thịt, đất cát, đất đỏ bazan, hoặc đất phù sa ngoài tự nhiên.

Do đó chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các loại đất có sẵn ngoài tự niên này kết hợp trộn thêm với phân bò, phân trùn quế, nếu có thể thêm các chất làm tới xốp đất như vỏ trấu tươi, mùn lá cây, hoặc mảnh xơ dừa.

Lưu ý, với các loại rau trồng trên sân thượng, chúng cần chậu lớn để chứa được nhiều đất, và ưu tiên đất nặng để đỡ thoát hơi nước.

Cũng giống như rau trồng trong vườn, rau trên sân thượng cũng thường cặp các bệnh liên quan tới rệp, rầy, ong châm…

  • Luôn duy trì độ ẩm không khí cao, làm mát vùng trồng
  • Làm giàn chống gió cho vườn rau
  • Thường xuyên tưới nước, hoặc lắp đặt hệ thống tưới tự động
  • Trồng thêm cây có tán cao, che bớt nắng, gió.
  • Ưu tiên những cây trồng có khả năng chống chịu nhiệt độ cao, nắng gắt, và chịu hạn tốt như: Cà, mướp, ớt…
OBJECTS

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

    CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHIỆT ĐỚI