Bón phân cho cây con: Bà con có thể cân nhắc sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hóa học cho cây sầu riêng con.
Bón lót: Thông thường bón lót ban đầu vào khoảng 10kg phân hữu cơ mỗi gốc và bổ sung thêm 2-5kg mổi lần sau đó. Lượng này cộng thêm tấp tủ hữu cơ sẽ tạo độ phì nhiêu cho đất giúp cây có 1 nền vững chắc sau này. Đến năm thứ 2 trở đi lượng hữu cơ được bón trên mổi gốc sẽ tăng lên tùy điều kiện, tốt nhất là khoảng 30kg phân chuồng cho 1 gốc mổi năm để tạo dinh dưởng cũng như môi trường ổn định cho cây phát triển tốt, khỏe mạnh.
Ở giai đoạn cây trường thành: mổi năm phải tăng cường thêm 50-60kg phân chuồng hoai mục, phân dạng bột hoặc hữu cơ vi sinh khô cho mổi gốc cây để làm giàu hữu cơ cho nền của cây. Khi cây đang chuẩn bị làm bông thì tăng cường các loại giàu lân và kali (phân hữu cơ làm từ bột xương và chuối) trước 2 tuần khi tiến hành xiết khô hạn. Khi lá chuyển lụa khi cơi đọt quyết định làm bông là lúc tiến hành tạo khô hạn để làm bông.
Giai đoạn này phải thật khớp với mùa vụ chính của địa phương, để cộng hưởng nhiều yếu tố cây sẽ ra hoa tự nhiên hơn nên ít bị các điều kiện bất lợi ảnh hưởng. Tuy vậy vẩn phải chuẩn bị các loại phân bón lỏng giàu đạm (dịch đậu nành hoặc đạm cá) để phun khi gặp các cơn mưa trái mùa. Cách này là để hạn chế thấp nhất các mắt cua bị thui đen khi gặp tình huống đó.
Khi cây ra hoa, mắt cua nhú đều thì tiến hành phun các loại giàu đạm lên lá và chùm hoa để mắt cua phát triển tốt và kích thích ra đọt non đồng thời với hoa. Khi hoa nở là lúc lá chuyển già trong giai đoạn này nên cung cấp dinh dưởng qua lá là hiệu quả nhất. Các loại dinh dưởng lỏng cân bằng được sử dụng trong thời điểm này (thông thường thì mình sử dụng hổn hợp phân bò hoặc phân dê dạng lỏng) cung cấp qua lá.
Để hổ trợ hoa đậu mạnh có thể phun thêm các loại chất kích thích nội sinh được làm từ nước ép thực vật lên men để bổ sung Auxin hay Gibbirellin giúp hoa đậu tốt hơn.
Khi trái bằng trứng gà lúc đó ta mới tăng cường cung cấp dinh dưởng qua hệ rễ. Nên bắt đầu với lượng ít và tăng dần để cây không bị sốc phân.
Các chế phẩm giúp ổn định môi trường cũng được sử dụng trong thời gian này để tạo sự ổn định pH cho đất, tránh tình trạng đất bị thay đổi pH liên tục do mưa.
Khi trái lớn bằng cái tô là bắt đầu giai đoạn làm cơm nên tăng cường các loại trung vi lượng từ dịch hữu cơ rau củ lên men, tro bếp, và muối biển (1-2kg/ha, pha loảng tưới đều vườn). Giai đoạn này quyết định đến chất lượng của cơm trái chỉ kéo dài trong 25-30 ngày. Nên sử dụng phân lỏng kết hợp các loại GE giàu enzyme (GE chuối, khóm, nha đam…) hổn hợp với đạm cá(hoặc đạm đậu) và dung dịch cân bằng tưới tiếp sức liên tục trong thời gian này.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để trái phát triển.