Kỹ thuật trồng và chăm sóc
hoa hồng

Hoa hồng được mệnh danh là công chúa của các loại hoa, chúng đẹp, mong manh, và khá kho chăm sóc. Tuy nhiên, cũng chính vì vẻ đẹp, sự khó chăm sóc này lại càng làm cho rất nhiều chị em đam mê và muốn chinh phục để có được những chậu đẹp nhất.

Thế giới làm vườn xin gửi tới toàn thể quý anh chị em giải pháp trồng và chăm sóc hoa hồng đầy đủ nhất cùng một số gợi ý về thiết bị vật tư cần mua sắm để có thể chăm sóc chúng một cách trọn vẹn nhất.

Đăng Ký Ngay
Trong cham soc hoa hong, cat tia hoa hong header

Đặc điểm, đặc tính chung của cây hoa hồng

Trong cham soc hoa hong, dac diem cay hoa hong

Hoa hồng, (chi Rosa), chi của khoảng 100 loài cây bụi lâu năm thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Hoa hồng có nguồn gốc chủ yếu ở vùng ôn đới ở Bắc bán cầu. Nhiều loại hoa hồng được trồng để lấy hoa cắt cành, có màu từ trắng đến nhiều tông màu vàng, hồng đến đỏ thẫm…hầu hết đều có mùi thơm thú vị, thay đổi tùy theo giống và điều kiện khí hậu.

Hầu hết các loài hoa hồng có nguồn gốc từ châu Á, một số loài có nguồn gốc Bắc Mỹ, số còn lại có nguồn gốc từ châu Âu và tây bắc châu Phi. Hoa hồng khá dễ để có thể tai tạo, do đó từ khoảng 100 chi, có thể lai tạo tới hàng ngàn loại hồng khác nhau trên toàn thế giới.

Hoa hồng dễ bị nhiễm một số bệnh, hầu hết là do nấm gây ra. Bệnh phấn trắng xuất hiện dưới dạng nấm mốc màu trắng xám phát triển trên bề mặt lá và thân non. Nấm đốm đen xuất hiện dưới dạng những đốm đen dễ thấy trên lá và khiến chúng rụng đi. Bệnh gỉ sắt cũng là bệnh thường gặp ở hoa hồng. Rệp là loài côn trùng gây hại phổ biến trên lá và thân non.

Hướng dẫn chi tiết Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng ở khu vực nhiệt đới

Trong cham soc hoa hong, cat tia hoa hong

Hoa hồng có rất nhiều giống khác nhau, một số loại phù hợp với thời tiết ôn đới, một số loại ưa thời tiết lạnh, ngược lại cũng có nhiều loại rất ưa thời tiết nóng ẩm ở khu vực Nhiệt Đới. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng cần kết hợp tổng hòa nhiều yếu tố phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng trồng. Trong đó đất trồng, kỹ thuật chăm sóc, phân bón, tưới tiêu, quản lý bệnh hại đóng vai trò quan trọng nhất.

Chọn đất trồng: Hoa hống ưa đất thịt, loại đất giữ ẩm tốt có thể sử dụng qua nhiều năm. Nếu bạn trồng Hồng ở các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ, đất sét, đất phù sa rất sẵn. Nhưng khi lên Tây Nguyên, bạn hoàn toàn có thể trồng chúng trên đất đỏ bazan. Ngược lại nếu bạn trồng trong chậu, bạn nên sử dụng các loại đất tương tự (đất phù sa, đát bazan) hoặc các loại đất trồng hoa hồng chuyên dụng.

Chăm sóc Hoa hồng: Bạn cần bón phân hữu cơ khoảng 4-6 tuần một lần. Đặc biêt vào thời kỳ bón thúc ra hoa, bạn nên sử dụng phân chứa nhiều Kali để kích thích nở hoa và giúp hoa chắc khỏe.

Tưới tiêu: Hoa hồng cần duy trì độ ẩm quanh năm, ngay cả ở giai đoạn mùa Thu – Đông. Giải pháp tưới phù hợp cho Hoa hồng là tưới nhỏ giọt. Phương pháp này chỉ tưới ẩm đất mà không làm ướt thân lá, giúp cây luôn khỏe mạnh và tránh được một số bệnh thường gặp như rỉ sét, rệp.

CHỌN CHẬU TRỒNG HOA HỒNG

-10%
60.300 139.500 
Xem sản phẩm

Hoa hồng có cả bộ rễ tơ và rễ cọc phát triển. Chúng cần nhiều không gian để bộ rễ phát triển nên bạn lưu ý chọn loại chậu có kích thước lớn có khả năng thoát nước tốt.

Monrovia là loại chậu thường được các chị lựa chọn để trồng hoa hồng. Chậu có nhiều kích thước, nhưng với cây hoa hồng, chậu size 5 (thể tích 19 lít) và size 7 (26 lít) thường được chọn hơn cả.

Monrovia là thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực ươm và cung cấp cây giống tại có trụ sở tại Hoa Kỳ. Được thành lập từ năm 1926, đến nay Monrovia đã có 5 nhà ươm tại các bang California, Georgia, Connecticut và Oregon. Ngoài ra, thương hiệu Monrovia cùng các sản phẩm chậu cây cũng rất được ưa chuộng tại nhiều quốc gia – trong đó có Việt Nam.

Điểm nổi bật

  • Có thể sử dụng cho cả cây trồng trong nhà, hoặc ngoài trời như ban công, sân thượng.
  • Màu Dark Green trên bề mặt nhựa lỳ đem lại cảm giác sang trọng và có tính ứng dụng cao.
  • Được làm từ chất liệu nhựa cao cấp, bền bỉ và chống phai màu.
  • Cách nhiệt tốt cũng bởi nhựa cao cấp.
  • Lỗ thoát nước được thiết kế thông minh, giúp tăng độ thông thoáng tối đa cho cây trồng, hạn chế ngập úng cây.
  • Chậu có kèm đĩa lót nhằm giữ cho sàn nhà không bị dính nước khi tưới cây. Ưu điểm lớn nhất của đĩa lót là giúp bạn tiết kiệm thời gian tưới, khi bạn vắng nhà vẫn không lo cây bị héo.

CHỌN ĐẤT TRỒNG HOA HỒNG

1. ĐẤT TRỒNG HOA HỒNG

Chọn đất trồng: Hoa hống ưa đất thịt, loại đất giữ ẩm tốt có thể sử dụng qua nhiều năm. Nếu bạn trồng Hồng ở các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ, đất sét, đất phù sa rất sẵn. Nhưng khi lên Tây Nguyên, bạn hoàn toàn có thể trồng chúng trên đất đỏ bazan. Ngược lại nếu bạn trồng trong chậu, bạn nên sử dụng các loại đất tương tự (đất phù sa, đát bazan) hoặc các loại đất trồng hoa hồng chuyên dụng.

Một cây hồng khỏe mạnh, chúng cần bộ rễ phát triển tốt để cung cấp dinh dưỡng cho thân và nhánh. Khi trồng hoa hồng trong chậu, bạn lưu ý chọn những chậu có kích thước lớn để chứa được nhiều đất trồng và thường xuyên bổ sung dinh dưỡng, cải tạo đất.

2. PHÂN BÓN CHO HOA HỒNG

CÁC CHẤT DINH DƯỠNG MÀ HOA HỒNG CẦN
Các chất dinh dưỡng chính: chất dinh dưỡng đa lượng mà tất cả cây trồng cần là nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K).

Nitơ khuyến khích sự phát triển của lá khỏe mạnh. Vì khả năng ra hoa của hoa hồng nằm ở lá của nó nên tán lá khỏe mạnh sẽ ra nhiều hoa hơn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều Nito có thể cho tán lá quá nhiều và sẽ hạn chế phần nào sự ra hoa.

Phốt pho thúc đẩy sự phát triển rễ khỏe mạnh từ đó cho cây có bộ rễ, thân phát triển mạnh mẽ. Thiếu phốt pho có thể dẫn đến rụng lá, thân hoa yếu và nụ không nở.

Kali giúp cây có sức đề kháng tốt, chống lại dịch bệnh côn trùng hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Trường hợp cây thiếu Kali có thể dân đến hiện tượng viền lá bị vàng, chồi kém phát triển, hoa rớt và yếu.

Các chất dinh dưỡng khác: Để phát triển mạnh, hoa hồng còn cần các vi chất dinh dưỡng bao gồm canxi, magie, lưu huỳnh, bo, đồng, sắt, mangan, kẽm.

Khuyến nghị từ Thế giới làm vườn: Sử dụng phân bón NPK Phú Mỹ chuyên cho hoa hồng

HƯỚNG DẪN CHỌN CHẾ ĐỘ TƯỚI

Kỹ thuật tưới tự động cho cây hoa hồng.

Bạn nên tưới ít nhất 20 đến 40mm nước cho mỗi bụi hoa hồng hai lần mỗi tuần. Khi bắt đầu từ đầu mùa xuân, thời tiết ấm dần, và đây cũng là thời điểm cây nảy chồi chuẩn bị cho một đợt hoa mới, chúng ta cần tăng dần tần suất tưới lên 2-3 ngày mỗi lần. Tránh tưới nước khi trời nắng gắt.

Bảng tưới phân theo mùa, lưu lượng và tần suất tưới:

Mùa Giai đoạn Ngày/tuần Lưu lượng
Xuân Đâm chồi 2-3 20-40mm
Hạ Nở bông 3-4 20-40mm
Thu Cây tàn 2 20-25mm
Đông Dưỡng cây 1 20-25mm

Khuyến nghị từ Thế giới làm vườn:

  • Với hoa hồng trồng trên chậu nhỏ (đường kính dưới 30cm bạn nên dùng que ghim nhỏ giọt để ghim trực tiếp và cố định trên chậu.
  • Với những bụi hồng lớn hơn, trồng chậu đường kính trên 40cm, hoặc trồng bụi ngoài vườn bàn nên áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt quanh gốc.
  • Ở những vùng khí hậu khô, bạn có thể lắp thêm hệ thống tưới phun mưa hạt nhỏ để giảm nhiệt, tạo sương giúp bông lớn và đẹp hơn.

MỘT SỐ VẬT DÙNG THƯỜNG DÙNG CHO VIỆC TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA HỒNG

Thế giới làm vườn xin giới thiệu một số vật dụng phổ biến cho việc trồng, chăm sóc hoa hồng.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Nên trồng cây từ hạt hay từ một cây non?

Với sự đa dạng về chủng loại cũng như sự sẵn có các giống hoa hồng trên thị trường, chúng tôi khuyên bạn liên hệ với các vườn chuyên cung cấp cây giống để chọn cho mình những giống hoa phù hợp nhất với điều kiện trồng và mong muốn của riêng bạn.

Hoa hồng dễ bị nhiễm một số bệnh, hầu hết là do nấm gây ra. Bệnh phấn trắng xuất hiện dưới dạng nấm mốc màu trắng xám phát triển trên bề mặt lá và thân non. Nấm đốm đen xuất hiện dưới dạng những đốm đen dễ thấy trên lá và khiến chúng rụng đi. Bệnh gỉ sắt cũng là bệnh thường gặp ở hoa hồng. Rệp là loài côn trùng gây hại phổ biến trên lá và thân non.

  • Độ pH của đất ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng và phải nằm trong khoảng 6,0-7,0. Kiểm tra độ pH của đất bằng máy đo đất hoặc bộ phân tích đất hoàn chỉnh để xác định xem có cần điều chỉnh hay không; bạn có thể bổ sung các chất cải tạo để điều chỉnh độ pH về khoảng tối ưu nhất cho Hoa hồng.
  • Tưới nước cho hoa hồng trước và sau khi bón phân. Điều này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng hiệu quả hơn đến vùng rễ và ngăn ngừa bỏng hoặc sốc rễ.
    Tránh bón phân ở nhiệt độ quá cao, hoặc khi không thể tưới được. Chu kỳ bón phân thường từ 4-6 tuần/lần.
  • Phun phân bón lá cho hoa hồng vào sáng sớm trong ngày để lá khô giúp phòng bệnh.
OBJECTS

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

    CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHIỆT ĐỚI