Cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt như thế nào? Hệ thống tưới nhỏ giọt chắc hẳn không còn quá xa lạ với chúng ta, đặc biệt những người nông dân. Với sự tiện lợi của chúng mang lại thì chắc chắn đây sẽ là sự cải tiến giúp người nông dân hạn chế được nhân công cũng như tiết kiệm được lượng nước dư rất nhiều. Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt như thế nào?
Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Dù là tiện lợi, nhưng có một số người khá lúng túng khi không biết lắp đặt như thế nào. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cách lắp hệ thống này nhé!
Những ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt
Trước khi đến với cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt thì chúng ta cùng tìm hiểu về những ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt này. Sở dĩ hệ thống này ra đời và được sử dụng khá rộng rãi trên thị trường hiện nay là nhờ sự tiện dụng cũng như những lợi ích cho người nông dân. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt này sẽ mang đến cho bạn những lợi ích như:
- Giúp tiết kiệm nước: Với công nghệ tưới nước nhỏ giọt này sẽ tưới từ từ. Giúp cho đất được ngấm nước dần và như vậy sẽ không còn tình trạng tràn nước ra ngoài gây lên sự lãng phí nước. Phần lớn khi tưới nhỏ giọt thì đất sẽ hấp thụ được trọn vẹn từ nước cho đến những chất dinh dưỡng trong phân bón. Không làm rửa trôi đi dinh dưỡng mà còn mang đến sự phát triển ổn định cho cây.
- Tiết kiệm thời gian cũng như sức lao động: Thông thường với mỗi lần tưới nước, lượng thời gian cũng như công sức người lao động phải bỏ ra rất nhiều khi phải sử dụng phương pháp truyền thống. Còn khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt này, bạn chỉ cần vài thao tác nhỏ gọn là có thể tưới nước cho cây trồng theo đúng thời gian cũng như lượng nước mà không cần phải căn chỉnh và dư thừa nước như trước đây. Cũng như không cần tốn quá nhiều công sức như trước đây.
- Tăng năng suất cây trồng: Hệ thống tưới nhỏ giọt này cũng sẽ cung cấp nước cho cây liên tục và điều này sẽ đảm bảo được lượng nước mỗi lần tưới, không gây tình trạng ngập úng hoặc thiếu nước cho cây trồng. Và cây trồng có thể nhận được lượng chất khoáng trong nước đầy đủ hơn và hạn chế được nhiều dịch bệnh xảy ra hơn.
Xem thêm: Công Nghệ Tưới Nhỏ Giọt Giúp Tiết Kiệm Đến 50% Lượng Nước
Cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt như thế nào?
Sau khi tìm hiểu về hệ thống tưới nhỏ giọt thì cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt như thế nào? Một trong những lúng túng của người nông dân đó là làm thế nào để có thể lắp đặt được hệ thống này tại nhà cách dễ dàng và hoạt động được. Bạn đừng quá lo lắng, nếu bạn chưa biết cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt này tại nhà thì hãy cùng tham khảo những bước sau:
Bước 1: Lập ra kế hoạch và phân chia đường nước
Đầu tiên, để thực hiện cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt đó là bạn cần lập ra kế hoạch. Bạn cần xác định được đường ống cần bố trí như thế nào để tiện lợi cho bạn cũng như phù hợp với tất cả các cây trong khu vực của bạn. Ở bước này rất quan trọng, bạn cần tính toán thật kỹ để tiết kiệm được tối đa chi phí đường ống cũng như tránh tình trạng phát sinh những khu vực không cần thiết.
Bước 2: Thiết kế đường ống dẫn
Với cách bố trí đường ống theo hình xương cá sẽ mang đến hiệu quả cao cũng như người tiêu dùng có thể được lựa chọn sử dụng nhiều hơn. Ống chính có thể được bố trí theo chiều chạy dọc chiều dài của vườn hoặc sẽ theo chu vi tùy thuộc vào địa hình mà bạn sẽ chọn vị trí sao cho phù hợp nhất cũng như hợp lý nhất.
Bước 3: Phân chia khu vực để tưới nhỏ giọt
Với mỗi loại cây trồng sẽ cần một lưu lượng nước khác nhau để có thể sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy, bạn cũng sẽ cần những van điện điều khiển để có thể dễ dàng kiểm soát và bảo quản từng khu vực tưới theo lưu lượng nước khác nhau sao cho phù hợp nhất.
Bước 4: Lựa chọn tốc độ dòng chảy cũng như khoảng cách nhỏ giọt
Tùy vào từng loại đất mà bạn cần điều chỉnh tốc độ dòng chảy cũng như khoảng cách nhỏ giọt giữa những lần với nhau. Dưới đây là những tốc độ để bạn có thể tham khảo:
- Đất cát: Lưu lượng thích hợp là khoảng 3,7 đến 7,5 lít/h và độ thấm khoảng 31cm.
- Đất mùn: Với lưu lượng là 1,8 – 3,7 lít/h và độ thấm khoảng tầm 46cm.
- Đất sét: Với lưu lượng phù hợp là tầm 1,8 lít/h do đất sét là loại đất khá dày và điều này dẫn đến khả năng hấp thụ nước sẽ kém hơn so với các địa hình khác. Về độ thấm ướt là khoảng 53cm.
Bước 5: Lựa chọn đường ống phù hợp
Thông thường, ống chính sẽ được lựa chọn loại ống nhựa PVC vì với dòng này sẽ có độ khít cao hơn những loại khác. Ngoài ra, ống chính bạn nên được chôn cách mặt đất với tầm độ sâu là 20cm để có thể tránh đi những tác hại của ánh nắng mặt trời.
Bước 6: Lắp đặt và nghiệm thu
Bạn có thể lắp đặt chương trình tự động để hệ thống tưới nhỏ giọt có thể tự động hóa. Điều này giúp tiết kiệm được thời gian nhưng vẫn đảm bảo được quy trình và lịch hẹn tưới vẫn diễn ra đúng nhất.
Sau khi lắp đặt xong bạn sẽ thử sử dụng để nếu sai sót chỗ nào thì có thể sửa chữa ngay.
Trên đây là những bước cơ bản trong cách làm hệ thống tưới nhỏ giọt đảm bảo chuẩn dành cho bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết rõ hơn về hệ thống này. Và nếu bạn đang tìm cho mình nơi cung cấp sản phẩm bộ tưới nhỏ giọt uy tín thì hãy liên hệ ngay với Thế Giới Làm Vườn ngay nhé.